Lược sử Hách Xá Lý

Thị tộc Hách Xá Lý lần đầu tiên được ghi chép trong "Ba mươi họ thường thấy ở người Nữ Chân" vào khoảng cuối triều đại nhà Đường (khoảng 800-850), và được cho là bắt nguồn từ tên của một dòng sông linh thiêng (šeri; có nghĩa là "suối nguồn" trong tiếng Mãn Châu). Ngoài ra, một số người cho rằng cái tên này có thể xuất phát từ đó của một tộc cổ. Trong suốt triều đại nhà Đường, tộc Hách Xá Lý sống ở vùng biên ngoại phía bắc Trung Quốc. Căn cứ Thanh triều thông điển, phần Thị tộc lược·Mãn Châu Bát Kỳ tính (清朝通典·氏族略·满洲八旗姓), Hách Xá Lý thị, lại có thể gọi Hột Thạch Liệt thị (纥石烈氏), Hà Xá Lý thị (何舍里氏), Hạ Xá Lý thị (贺舍里氏), là một trong những dòng họ xưa nhất của người Nữ Chân. Đến thời nhà Kim, xưng Nữ Chân Hột Thạch Liệt bộ. Tổ tiên Hách Xá Lý thị là người của bộ tộc Hột Thạch Liệt, lấy bộ tộc làm họ, cũng xưng Hách Xá bộ, thế cư Điền Anh Ngạch (都英额; nay là vùng Thanh Nguyên, Phủ Thuận, Liêu Ninh), Cáp Đạt (nay là Tây Phong, Thiết Lĩnh),....

Khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích chinh phục các bộ tộc Mãn Châu, hầu hết các bộ lạc thuộc bộ tộc Hách Xá Lý đều quy thuận. Khi chế độ Bát kỳ được thành lập, các bộ lạc thị tộc Hách Xá Lý đều được phiên vào Chính hoàng kỳ cùng với Tương hoàng kỳ, là những kỳ tin cậy nhất của Đại hãn. Ảnh hưởng của họ tộc thị tộc đạt tới đỉnh cao từ sự tin cậy của các hoàng đế Mãn Thanh với Sách Ni và con thứ là Sách Ngạch Đồ, đặc biệt là thông qua cuộc hôn nhân của con gái của Cát Bố Lạt (con trưởng của Sách Ni) với hoàng đế Khang Hy.

Sau Cách mạng Tân Hợi năm 1911 và sự sụp đổ của nhà Thanh năm 1912, đại đa số người họ tộc Hách Xá Lý từ bỏ họ tộc Mãn Châu và đã đổi sang các họ giống người Hán. Các họ Hán phổ biến được đổi từ họ tộc Hách Xá Lý như từ Hách (hè/赫) sang Hà (hé/何) (thường được gọi là Ho ở Hong Kong và những khu vực sử dụng tiếng Quảng Đông); và một thiểu số hơn đổi thành các họ Cao (Gao/高), Khang (Kang/康), Trương (Zhang/张), Lô (Lu/芦), Hạ (He/贺), Sách (Suo/索), Anh (Ying/英), Hác (Hao/郝), Hắc (Hei/黑), Phổ (Pu/普), Lý (Li/李) hay Mãn (Man/满).